Vảy gà chọi độc chỉ xuất hiện ở những chú gà chiến đá hay, sở hữu các đòn đánh đẹp mắt, hiểm hóc, khả năng thắng độ cao. Chẳng phải vì thế mà các kê sư luôn nhìn vào chân, vảy,… khi có ý định mua gà đá. Điều quan trọng ở chỗ là hệ thống vảy gà đá rất đa dạng, có vảy tốt cũng có vảy xấu, chủng loại lên đến hàng trăm – hàng ngàn. Vậy tại sao bạn không tham khảo bài viết các vảy gà chọi độc ngay dưới đây.
VẢY GÀ CHỌI ĐỘC THỨ NHẤT: VẢY TRƯỜNG THÀNH
Loại vảy này có thể nhận biết rõ thông qua hệ thống cấu tạo vảy. Cụ thể vảy ở hàng Thành có xu hướng lấn sang hàng quách, nó được xếp vào dạng vảy hiếm, cả trăm ngàn con mới có một con.
Dòng gà sở hữu vảy này thường có thế đá quăng, lực đá mạnh, có thể gây ra lực sát thương vô cùng lớn về phía đối thủ, từ đó chiếm ưu thế khi thi đấu.
VẢY GÀ CHỌI ĐỘC THỨ HAI: VẢY KHAI VUÔNG
Được gọi là vảy khai vuông thì cấu trúc hàng vảy nhìn giống như chữ Vương trong tiếng Trung (có thể nhìn vào hình minh họa).
Vảy khai vuông nằm ở vị trí gần chậu, có từ 4 vảy nhỏ xếp thành hình chữ nhật. Dòng gà này được đánh giá cao về sự hung hăng và máu chiến, chúng không có xu hướng bỏ chạy khi ra đấu trường. Thay vào đó chúng được ví như những “kẻ điếc không sợ súng”. Vì dù đối thủ có to con hay lớn hơn chúng thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn lao vào để “sống mái một phen”.
VẢY GÀ CHỌI ĐỘC THỨ BA: VẢY NGUYỆT ÁM CHỈ + LẠC MA HÀM CỐC
Vảy nguyệt ám chỉ khác với những loại vảy trên, nó vốn chỉ là một đường quấn vỏ nối một vòng quanh gối.
Gà chiến sở hữu vảy nguyệt ám chỉ thường có nước đá liên tiếp, khiến đối phương không kịp phản kháng cũng như chống trả. Anh em mà may mắn có được chiến kê này trong tay thì nên tập trung huấn luyện lực đòn, như vậy sẽ tăng khả năng chiến thắng của nó khi xuất trận.
Riêng với vảy lạc ma hàm cốc, nó là một vảy lớn, có hình dáng hơi tròn, nằm ở hàng nội (ngay dưới cựa). Gà đá nào sở hữu vảy này thường đi kèm với tài đá mé, đá ngang,…. Mà như anh em đã biết thì đòn đánh này có khả năng gây sát thương cực cao. Diện tích gây tổn thương khá lớn nên đối thủ trúng đòn thường rất khó gượng dậy nổi.
VẢY GÀ CHỌI ĐỘC THỨ TƯ: VẢY ÁN THIÊN
Sẽ thực thiếu sót nếu trong danh sách vảy gà chọi độc lại không nhắc đến vảy án thiên. So với các loại vảy quý hiếm, anh em thường chỉ “ước chứ không dám cầu”, thì ở dòng vảy ít nhiều còn có cơ hội sở hữu.
Vảy án thiên có hình dáng một miếng vảy lớn nằm sát gối. Gà chiến sở hữu vảy này được đánh giá cao về đòn lối, khả năng phản xạ – né đòn cũng cực tốt. Khi tham chiến, chúng luôn tận dụng cơ hội để ra những đòn phản công vào điểm tử huyệt của đối thủ và kết thúc trận đấu một cách nhanh – gọn – lẹ.
VẢY GÀ CHỌI ĐỘC THỨ NĂM: VẢY ĐẠI GIÁP
Vảy đại giáp là loại vảy lớn, được tạo nên từ 3 vảy nhỏ dính liền nhau. Nếu nó nằm ở hàng thành thì gọi là vảy đại giáp hàng ngoại. Ngược lại nếu ở hàng quách thì gọi là vảy đại giáp hàng nội.
Gà chiến sở hữu vảy đại giáp thường sở hữu đòn đánh độc, hiểm, dễ dàng hạ gục đối thủ trong vòng một nốt nhạc. Bên cạnh đó, nếu sở hữu vảy đại giáp ngậm ngọc thi càng quý hiếm hơn cả.
Ngoài danh sách những vảy gà chọi độc + hình minh họa kể trên, thì còn rất nhiều loại khác như: vảy nội hoa đăng, vảy độc giáp, vảy linh giáp tử, vảy giáp thới phòng đao, vảy nhật thới, vảy gà độc biên, vảy giáp vi đao,…
GÀ ĐÁ HAY ĐÔI KHI KHÔNG CHỈ DỰA VÀO VẢY GÀ CHỌI ĐỘC
Kê sư thường dựa vào vảy + chân để nhận biết gà đá, nhưng nó không quyết định khả năng thắng trận 100% khi ra trường. Chẳng hạn nếu cả 2 con gà tài đấu với nhau thì tiêu chí nào sẽ quyết định thắng thua? Rất đơn giản, con nào lực đòn mạnh hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn, tốc độ hơn,…
Hơn nữa các vảy gà chọi độc mà chúng tôi nêu trên thường rất khó sở hữu. Vậy nên đều quan trọng nhất đối với người nuôi gà là nên trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc – huấn luyện gà đá. Cụ thể:
– Về chế độ dinh dưỡng: Thức ăn cho gà rất phong phú, ngoài thóc/ lúa thì anh em nên bổ sung thêm cả rau xanh và các loại mồi tươi để gà phát triển một cách tốt nhất. Hay với gà còn nhỏ, thể trạng sức khỏe yếu, ở 1 – 2 tháng đầu có thể cho sử dụng cám gà công nghiệp để kích thích tăng trưởng, giúp gà sống sót qua giai đoạn nhạy cảm.
– Về không gian nuôi dưỡng: Đừng nghĩ rằng chuồng nuôi gà thế nào cũng được nhé. Hoàn toàn sai lầm luôn. Có thể nói gà gắn 2/3 cuộc đời của mình trong chuồng. Ngoài những lần ra trường thi đấu và tập luyện thì chúng chủ yếu dành thời gian nghỉ ngơi bên trong chuồng. Do đó nên ưu tiên không gian rộng rãi để chúng có thể di chuyển bên trong. Ngoài ra nên bố trí thêm cây bắc ngang chuồng để chúng làm nơi đậu ngủ. Hướng xây chuồng nên thoáng mát vào mùa hè – ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó kê sư cũng cần dọn dẹp, vệ sinh, thay nền chuồng, phun thuốc khử trùng định kỳ để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh qua không khí. Hay nơi sinh sống quá bẩn làm nơi ký sinh của vi khuẩn.
– Về phương pháp luyện tập: Các bài tập luyện dành cho gà đá trước giờ không có nhiều khác biệt. Quan trọng là giờ giấc áp dụng ra sao, áp dụng như thế nào. Kê sư nên lên kế hoạch chi tiết và nâng tần suất huấn luyện lên mỗi ngày, đều này sẽ mang lại rất nhiều ưu điểm.
KẾT LUẬN
Hy vọng quý độc giả đã nắm được cách nhận biết một vài vảy gà chọi độc cũng như hiểu rằng, vảy gà chọi tốt là một phần, bản thân kê sư – người chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng không kém!