LÊN CỰA GÀ CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Lên cựa gà có quan trọng không? Câu trả lời là CÓ. Quy trình này đòi hỏi sự kiên trì và tính chính xác cao. Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên nắm rõ quy trình lên cựa cho gà hay không thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

LÊN CỰA GÀ LÀ GÌ? VÌ SAO MỖI KÊ SƯ CẦN PHẢI BIẾT?

Lên cựa gà có hai cách hiểu khác nhau. Một là buộc thêm cựa vào cựa chân gà, hai là bịt cựa của gà lại. Hai hình thức này áp dụng cho hai phương pháp đá gà riêng biệt. Và dù bạn đang theo đuổi mô hình đá gà truyền thống hay đá gà cựa sắt thì việc ghi nhớ cách lên cựa đều rất cần thiết.
Điều đầu tiên đó là hình thức đá gà ở Việt Nam theo kiểu “tự túc”. Do đá gà bị cấm và xếp vào loại hình cờ bạc nên các kê sư chủ yếu hoạt động chui, thời gian thi đấu cũng như địa điểm tổ chức thường rất bất cập. Vậy nên bản thân kê sư phải là người am hiểu, nắm rõ các luật lệ, hình thức thi đấu, phương thức đá gà,… và các cách lên cựa gà.
Lên Cựa Gà Chuẩn Không Cần Chỉnh Và Các Vấn Đề Cần Lưu Ý
Hầu hết các kê sư sẽ tự mình lên cựa và hỗ trợ gà chiến trong suốt quá trình chiến đấu. Vậy nên nếu bạn không nắm rõ cách lên cựa thì sẽ làm giảm đi khả năng chiến thắng. Thử nghĩ mà xem, nếu chiến kê của bạn đá trúng đối thủ nhưng do cựa quá lỏng sẽ làm giảm tính sát thương, thậm chí có thể tự làm bị thương chính mình.
Thông qua những chia sẻ trên, ắt hẳn bạn đọc đã hiểu được tại sao lên cựa gà lại quan trọng và cần thiết, đúng không nào?

HƯỚNG DẪN LÊN CỰA GÀ ĐÚNG KỸ THUẬT

Như đã nói ở trên, lên cựa gà sẽ có hai cách hiểu khác nhau và nó sẽ được thực hiện thành hai cách khác nhau. Cụ thể:

LÊN CỰA GÀ DÀNH CHO GÀ ĐÒN

Gà đòn là những con gà ít lông, hay còn gọi là gà trụi lông, chúng thường được sử dụng cho những trận đá gà truyền thống, dựa vào kỹ năng, đòn lối và sức bền để dành chiến thắng. Vậy nên trước khi lên sàn đấu chúng thường được bịt cựa lại để không gây ra các vết thương không đáng có cho đối thủ trong quá trình chiến đấu.
Nhiệm vụ của kê sư là quấn chặt phần cựa gà lại, có thể sử dụng băng keo y tế hoặc vải, sau đó cố định lại bằng băng keo là được.
Sau khi lên cựa gà xong bạn có thể kiểm tra lại bằng cách sờ vào phần cựa gà, nếu không thấy cộm thì quá trình đã xong, bạn có thể sẵn sàng cho cuộc chiến sắp tới. Ngược lại nếu sờ vào thấy vẫn còn cứng cứng, cộm tay thì nên quấn thêm vài vòng nữa.
Lưu ý trong quá trình lên cựa gà cần đảm bảo sự chắc chắn nhưng đừng quá o ép, vì nó có thể làm chiến kê trở nên khó chịu.

LÊN CỰA GÀ DÀNH CHO GÀ ĐÁ CỰA SẮT

Đây là cách lên cựa gà được nhiều người quan tâm nhất. Đặc biệt là ở miền Nam, ở đây người ta thiên về hình thức đá gà cựa sắt hơn là gà đòn, do ảnh hưởng văn hóa của những quốc gia giáp ranh hợp pháp hóa với bộ môn chọi gà.
Ở hình thức đá gà cựa sắt, hai chiến kê sẽ được buộc thêm cựa dao hoặc cựa tròn vào chân, sau đó tham gia thi đấu. Được trang bị thêm vũ khí, chiến kê sẽ tăng sức mạnh và đòn lối của bản thân, giúp trận chiến kết thúc nhanh hơn, đồng thời tăng sự cuồng nhiệt và mãn nhãn cho trận chiến.
Trước khi hướng dẫn lên cựa gà dành cho mô hình đá gà cựa sắt, kê sư cần tìm hiểu kỹ về loại vũ khí này, trong đó:
– Cựa dao có kết cấu như một con dao nhỏ hay nói đúng hơn là một cái lưỡi liềm, với phần thân uốn cong và nhọn dần về đầu. Phần thân cựa dẹt cực kỳ sắc bén làm tăng sức sát thương khi chiến đấu.
Lên Cựa Gà Chuẩn Không Cần Chỉnh Và Các Vấn Đề Cần Lưu Ý
– Cựa tròn có kết cấu như một cây đinh uốn cong. Phần thân có cấu trúc hình trụ tròn, không gây nguy hiểm gì, điểm mấu chốt của nó là phần đầu nhọn hoắc và đầy sắc bén.
Lên Cựa Gà Chuẩn Không Cần Chỉnh Và Các Vấn Đề Cần Lưu Ý
Cả hai loại cựa này đều là vũ khí sắc nhọn, tăng thương tích cho chiến kê khi thi đấu, chúng không chỉ có hình dạng khác nhau mà khả năng gây ra vết thương cũng khác nhau. Nếu như cựa dao tạo nên những vết chém thì cựa tròn lại mang đến những vết thương như bị đâm.
Theo thống kê thì số lượng gà chết do đá gà cựa tròn cao hơn gấp nhiều lần so với đá gà cựa dao. Bởi những vết đâm thường khá sâu, có thể trúng nội tạng và gây ra cái chết “bất đắc kỳ tử”.
Về cách lên cựa ở hình thức đá gà cựa sắt như sau:
– Thứ nhất: Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như băng keo, vải, băng y tế, đồ chêm (đầu lọc tàn thuốc hoặc bông băng,…)
– Thứ hai: Nhờ một người giữ chặt gà, người còn lại sẽ tiến hành lên cựa gà.
Lên Cựa Gà Chuẩn Không Cần Chỉnh Và Các Vấn Đề Cần Lưu Ý
Dùng băng keo y tế quấn quanh cựa gà, chừa một khoảng nhỏ ở giữa. Quấn theo kiểu 4 vòng trên 2 vòng dưới. Sau đó đặt cựa sắt vào bên trong, tiếp tục quấn băng keo lại để giữa cựa bên trong.
Lưu ý khi đặt cựa vào chân để băng, nên hướng hai mũi nhựa quay vào phía nhau. Sau đó kiểm tra lại và cho gà xuống đất để đánh giá. Nếu thấy gà đi đứng khó khăn hay có dấu hiệu cựa va vào nhau thì nên sửa lại. Trong trường hợp cựa buộc quá chặt thì nên nới lỏng hoặc lên cựa gà lại.
Riêng với trường hợp buộc cựa hơi lỏng thì có thể sử dụng đồ để chêm vào bên trong, vừa đơn giản, nhanh chóng lại tiện lợi.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÊN CỰA GÀ

Ngoài ghi nhớ cách lên cựa gà đúng kỹ thuật thì kê sư cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Lựa chọn size cựa phù hợp với chân của chiến kê
– Buộc cựa không quá chặt, vì có thể làm máu không lưu thông, gà cảm thấy khó chịu khi di chuyển
– Sau khi gà thi đấu xong nên mài cựa và bảo quản để tận dụng cho những lần chiến đấu sau
Đó là toàn bộ cách lên cựa gà cũng như những vấn đề cần lưu ý. Chúc anh em áp dụng thành công. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho mọi người cùng tham khảo nhé!

About The Author

Related posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *