Cách nuôi gà đá cựa sắt đúng kỹ thuật sẽ giúp chiến kê phát triển tốt trong từng giai đoạn và đạt được hiệu quả cao nhất khi chiến đấu. Mỗi kê sư sẽ có một phương pháp chăm sóc – nuôi gà đá khác nhau, vậy nên bài viết này chỉ có mục đích chia sẻ những kinh nghiệm mà chúng tôi biết. Nhất là với những bạn mới tập tành chơi gà đá, những thông tin này sẽ giúp bạn giảm thiểu thấp nhất hư gà, ít tốn thời gian lẫn chi phí.
CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT ĐÚNG KỸ THUẬT
Dưới đây là toàn bộ cách nuôi gà đá cựa sắt đúng kỹ thuật, từ chế độ dinh dưỡng, thức ăn nên sử dụng, chuồng trại cho đến các bài huấn luyện.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định sự phát triển của chiến kê. Nhiều kê sư thường mang gà đi xổ khá sớm. Nên biết rằng bản tính của gà rất háu thắng, khoảng 6 – 7 tháng tuổi nó đã có thể “tranh giành” địa bàn với những con trống khác trong đàn rồi. Nhưng đá sớm không mang lại lợi ích gì, vì lúc này cơ thể chúng chưa hoàn thiện, đá nhiều chỉ làm cơ thể bị teo hoặc ảnh hưởng đến xương.
Do đó trong cách nuôi gà đá cựa sắt, nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Tùy từng giai đoạn mà cho khẩu phần ăn sẽ có sự thay đổi nhất định
GIAI ĐOẠN 1: VỖ BÉO
Giai đoạn này áp dụng cho gà từ 7 – 8 tháng tuổi trở xuống. Đúng như tên gọi, kê sư tập trung cho gà ăn nhiều nhất có thể, đến khi nào no thì thôi. Một số thực phẩm nên cho gà ăn như:
– Thóc/ lúa: Nên tiến hành ngâm qua nước trước khi cho gà ăn để dễ tiêu hóa hơn
– Rau xanh: Bổ sung vitamin, chất xơ cũng như các khoáng chất thiết yếu
– Mồi tươi: Chẳng hạn như thịt bò, sâu, dế, trứng,… cho ăn với lượng phù hợp, cứ cách ngày cho dùng 1 lần.
Ngoài ra có thể hòa thêm vitamin, khoáng chất, chất điện giải,… vào nước để tăng sức đề kháng. Riêng với gà từ 1 – 3 tháng tuổi, anh em có thể cho dùng cám công nghiệp thay cho thóc/ lúa, vì hệ tiêu hóa lúc này của chúng chưa hoàn thiện, rất dễ bị khó tiêu.
GIAI ĐOẠN 2: GIẢM MỠ
Tiếp nối giai đoạn vỗ béo là giai đoạn giảm mỡ, áp dụng cho gà từ 8 tháng tuổi trở lên. Lúc này gà đã phát triển toàn diện khung xương, cơ bắp, lông,… bạn cần kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng để gà không bị tăng cân mất kiểm soát, sẽ rất khó ghép chạng, hơn nữa cũng ảnh hưởng đến sự nhanh nhẹn của chiến kê.
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này như sau:
– Thóc/ lúa: Khoảng 70 hạt/ lần, mỗi ngày cho ăn 2 lần
– Rau xanh: Càng nhiều càng tốt, vì lúc này cắt giảm chất đạm gà sẽ không no, bổ sung nhiều rau xanh giúp chúng no mà không gây tăng cân
– Mồi tươi: Bổ sung 1 tuần/ 1 lần với liều lượng phù hợp
– Vitamin, khoáng chất, chất điện giải,… hòa vào nước uống để gà tăng sức đề kháng.
Để giai đoạn giảm mỡ có được hiệu quả cao nhất, kê sư nên kết hợp với cách huấn luyện gà đá cựa sắt bên dưới.
Lưu ý: Ngoài các thực phẩm nêu trên, kê sư nên ghi nhớ một số chất phụ gia rất tốt cho gà như tỏi, gừng,… Trong đó:
– Tỏi điều trị chứng đầy hơi, hạn chế được tình trạng trúng gió. Có thể giã nhuyễn trộn vào thức ăn hoặc ép lấy nước hòa vào nước uống điều được
– Nên cho gà dùng gừng vào mùa mưa, mùa lạnh, nó sẽ giúp gà giữ ấm cơ thể và ngủ ngon hơn vào ban đêm
– Bạn cũng có thể treo một nhúm sả ở góc chuồng, mùi của sả sẽ đuổi ruồi, muỗi,… hạn chế được tình trạng lây nhiễm bệnh.
CHUỒNG NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT
Trên thực tế nhiều người thường không quan tâm đến chuồng trại dùng để nuôi gà. Nhưng nếu bạn muốn đầu tư nuôi gà một cách trật tự, kỷ luật và mang lại hiệu quả cao nhất,… thì nên đầu tư xây chuồng trại cẩn thận.
Kích thước tiêu chuẩn của chuồng gà là 1 x 2m (chiều ngang và chiều cao). Nên ưu tiên sử dụng các chất liệu cứng cáp như gạch, bê tông,… nền chuồng thì sử dụng đất cát hoặc rơm/ trấu,… đảm bảo cựa gà không bị tổn thương trong quá trình di chuyển.
Chuồng nuôi cần xây thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông; nếu không gà rất dễ bị bệnh. Ngoài ra cần tiêu trùng khử độc định kỳ để loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
CÁCH HUẤN LUYỆN GÀ ĐÁ CỰA SẮT MANG LẠI HIỆU QUẢ
Cách nuôi gà đá cựa sắt sẽ hoàn thiện khi áp dụng đúng các phương pháp huấn luyện. Các bài tập sẽ giúp gà tăng sức bền, độ dẻo dai cũng như tải cựa tốt khi thi đấu. Trong đó có thể kể đến như:
– Chạy chuồng: Việc chạy vòng quanh chuồng sẽ giúp gà kéo dài được sức lực, áp dụng khoảng 30 phút mỗi ngày và tăng dần lên. Nhìn chung gà sẽ tự điều chỉnh khi chúng thấy mệt nên đừng lo chúng sẽ bị quá sức.
– Vần người: Đây là sự kết hợp giữa người và gà, kê sư cũng nên dành thời gian cho chiến kê của mình, nó vừa tăng sự gắn kết giữa người với vật, vừa hỗ trợ gà nhiều trong việc tập luyện. Bạn ôm gà lên cao ngang người, sau đó hất lên để chúng rơi tự do. Bài tập này sẽ giúp chúng tập luyện đôi cánh và tiếp đất hoàn chỉnh hơn, hỗ trợ những đòn đánh từ trên cao.
– Vần đòn: Nên bịt cựa và mỏ của hai chú gà chiến khi tham gia vần đòn. Bài tập này sẽ giúp gà tăng sức bền, đồng thời nắm được quá trình thi đấu. Khi chúng sát vào nhau khoảng 3 phút thì lôi ra, cứ làm như vậy liên tục sẽ kích thích ham muốn chiến đấu của chúng.
KẾT LUẬN
Cách nuôi gà đá cựa sắt nói dễ không dễ, khó cũng không quá khó. Quan trọng là kê sư phải biết kiên trì, không ai có thể may mắn thành công ngay lần đầu tiên. Nhưng nếu lặp lại quá trình này liên tục và nhiều lần, bạn sẽ tự đúc kết được kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt hiệu quả cho riêng mình. Chúc anh em thành công!